Ongbi có chứa 7 thành phần thảo dược:
Chiết xuất Lô Hội: Giúp dưỡng ẩm, làm dịu da
Chiết xuất Chanh: Giúp làm sạch da
Chiết xuất Kim Ngân: Giúp kháng khuẩn, mụn nhọt, mẩn ngứa
Chiết xuất Chè Xanh: Giúp giảm viêm da, nhanh liền da
Chiết xuất Sài Đất: Giúp giảm rôm sảy, viêm nhiễm da, mụn nhọt
Chiết xuất Khổ Qua: Giúp ngăn ngừa mụn nhọt, rôm sẩy
Chiết xuất Yến mạch: Giúp làm dịu da, giảm kích ứng
- Không kích ứng da
- Không cay mắt
- Không chất tạo màu tổng hợp
- Không Paraben
- Không chứa cồn
- Không SLS, SLES
pH = 5.5, không gây kích ứng trên da phù hợp với làn da của trẻ.
Ongbi có sử dụng được cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm được kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương không kích ứng da và có pH dịu nhẹ, an toàn.
- Làm ướt tóc và cơ thể trẻ với nước.
- Nhẹ nhàng mát xa với một lượng nước vừa đủ trên tóc và toàn bộ cơ thể.
- Tráng sạch với nước.
36 tháng kể từ ngày sản xuất
- Làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ da bé, góp phần ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trên da, duy trì độ ẩm tự nhiên trên da em bé.
- Làm dịu da bé khi bị: rôm sảy, mẩn ngứa, hăm tã, mụn nhọt…
Với thành phần thảo dược thiên nhiên, pH dịu nhẹ, Ongbi phù hợp với nhiều lứa tuổi của trẻ, đặc biệt phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Có. Vì trong sản phẩm Ongbi có chứa thành phần Chè xanh, Chanh góp phần làm sạch “cứt trâu”. Để phòng ngừa hiện tượng “cứt trâu” ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tắm gội hàng ngày cho bé bằng sữa tắm gội thảo dược trẻ em Ongbi.
Thường thì các bé sơ sinh rất thích tắm và thư giãn trong chậu bơi. Tuy trẻ sơ sinh khá sạch sẽ, ít mồ hôi nhưng mẹ vẫn nên tắm hàng ngày cho con. Việc tắm rửa hàng ngày sẽ giúp bé ăn ngon, ngủ sâu hơn, giúp bé có được cảm giác thân thuộc như khi ở trong bụng mẹ, rất tốt cho quá trình phát triển tự nhiên của bé.
Việc lựa chọn thời điểm tắm thích hợp cho con trong ngày phụ thuộc vào thời tiết, mùa, sức khoẻ và tình trạng của bé…. Tuy vậy, bố mẹ nên tắm cho con vào thời gian ấm áp nhất trong ngày. Thường là khoảng từ 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 3 – 4 giờ chiều. Tuy nhiên, nếu lựa chọn tắm vào cuối giờ chiều, ba mẹ cũng cần linh hoạt khi áp dụng. Chúng ta vẫn phải dựa trên tình hình sức khoẻ của bé để điều chỉnh cho phù hợp.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên tránh tắm cho bé những lúc quá đói hoặc vừa ăn xong. Nếu tắm lúc này những cử động dễ làm trẻ bị trớ sữa và khó chịu.
Trẻ sơ sinh thường rất thích hoạt động tắm gội. Nếu bé bỗng dưng có biểu hiện quấy khóc khi tắm, chứng tỏ bạn đã mắc sai lầm nào đó trong cách tắm cho em bé sơ sinh nhà mình.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chẳng hạn như :
- Bé có bị quá mệt không?
- Nhiệt độ của nước/ phòng tắm quá nóng hoặc quá lạnh
- Không gian tắm có tạo cảm giác an toàn cho bé
- Thao tác của ba mẹ có khiến bé thấy bất an…
Anh/chị cần phải dùng phương pháp loại trừ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng sợ tắm ở bé.
Bố mẹ không nên cho bé tắm quá lâu. Thời gian phù hợp chỉ nên cho bé tắm trong vòng 10 phút. Đối với các em bé dưới 3 tháng tuổi, không nên tắm quá 4 – 5 phút. Việc tắm quá lâu sẽ làm bé dễ bị khô da, bong tróc, ảnh hưởng đến tự tiết bã nhờn ở trẻ.
Trẻ thương bị hăm ở các vị trí nếp gấp trên da của trẻ (hăm kẽ, hăm tả) do đó là vị trị mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ nhiều dẫn đến tình trạng bị hăm. Vì thế nên chọn sữa tắm thảo dược hàng ngày cho bé, với các thành phần thảo dược như: Chè xanh, Sài đất, Lô hội, Mướp đắng,… giúp làm dịu da bé khi bị hăm, đồng thời duy trì độ ẩm tự nhiên cho da bé.
Gốc rốn của trẻ sơ sinh sẽ khô, chuyển thành màu đen và rụng đi từ 5 – 15 ngày sau khi em bé được sinh ra. Rốn của bé thường mất khoảng 7 – 10 ngày để lành lại hoàn toàn kể từ ngày dây rốn rụng. Khi bé đã rụng rốn, ba mẹ vẫn cần giữ cho khu vực này sạch sẽ và khô ráo. Chính vì vậy, sau khi tắm cho bé, ba mẹ vẫn cần phải dùng khăn hoặc bông hút khô phần nước bám trên rốn con.
Da là bộ phận quan trọng, có vai trò bảo vệ cơ thể, trao đổi nhiệt và là cơ quan xúc giác của con người. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu. Chính vì vậy, làn da của bé vô cùng mỏng manh và dễ tổn thương. Nếu tiếp xúc với nước quá nóng, hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Cụ thể, nếu nước tắm quá nóng, sẽ khiến cấu trúc da của bé thay đổi, gây khô da hoặc nghiêm trọng hơn có thể khiến da bị tổn thương. Nếu tiếp xúc với nước quá lạnh, trẻ dễ gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp. Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm cho con, 35 – 37 độ C là nhiệt độ được khuyến nghị phù hợp cho bé.
Nên hay không nên tắm khi con bị ốm là câu hỏi làm đau đầu rất nhiều bậc phụ huynh. Khi con ốm, đặc biệt là khi mắc các bệnh phát ban trên da như sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng… Cơ thể bé cần nhiều năng lượng để giải phóng, chống lại bệnh tật và các yếu tố nhiễm khuẩn. Ba mẹ kiêng tắm cho trẻ là một quan niệm sai lầm và phản khoa học. Việc kiêng tắm có thể khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh về nhiễm trùng cơ hội. Vì thế, Ba mẹ vẫn nên duy trì việc tắm rửa cho con hàng ngày, ngay cả khi trẻ bị ốm.
Nhiều bà mẹ có thói quen cho bé ăn ngay sau khi tắm. Đây là một việc làm hoàn toàn không nên. Do sau khi tắm, các mạch máu ngoại biên của con sẽ giãn ra. Việc cung cấp máu trong cơ thể trẻ bị giảm. Nếu cho bé ăn ngay sau khi tắm, máu được chuyển đến dường tiêu hoá của bé. Ngay lập tức, sẽ dẫn đến nhiệt độ trong cơ thể trẻ giảm. Bé sẽ cảm thấy lạnh.
Ngoài tác dụng giúp cơ thể bé sạch sẽ, thơm tho. Việc tắm cho trẻ sơ sinh còn mang lại nhiều lợi ích như:
- Giúp bé thư giãn, và ngủ ngon hơn
- Duy trì bản năng bơi lội
- Gắn kết tình cảm cha mẹ và em bé.
- Phát hiện sớm các bệnh ngoài da.
Khi mẹ đánh thức bé dậy khi bé đang ngủ say, cơ thể của bé lúc này khá yếu. Đây không phải là khoảng thời gian thích hợp để tắm ngay cho trẻ. Bởi việc tắm rửa ngay sau khi thức dậy sẽ làm giảm thân nhiệt của bé rất nhanh. Cơ thể của trẻ khó có thể thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ, dẫn đến việc trẻ dễ bị ốm.
Các vết tiêm trên da bé là vết thương hở, có nguy cơ bị viêm nhiễm. Do đó, ba mẹ nên đợi ít nhất 24 tiếng rồi mới tắm cho con
Ba mẹ nên lựa chọn sữa tắm cho trẻ sơ sinh theo 4 tiêu chí sau:
- Sữa tắm cho bé sơ sinh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
- Nên lựa chọn sữa tắm có nguồn gốc thảo dược lành tính
- Tránh xa các sản phẩm sữa tắm có chứa nhiều chất tạo bọt
- Lưu ý lựa chọn các loại sữa tắm gội không chứa chất Paraben
Việc tắm sữa mẹ chưa được khoa học chứng minh là có thể giúp giảm mẩn ngứa. Tuy nhiên, nó có chứa protein và axit béo giúp dưỡng ẩm cho da của bé ở một mức độ nhất định. Mẹ chỉ nên tắm bằng sữa mẹ cho bé khi da bé không bị nổi mẩn.
Đối với trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa, bạn sẽ cần sử dụng các loại nước tắm thảo dược của các nhãn hàng uy tín, vừa giúp giảm ngứa lại phòng ngừa được các bệnh ngoài da khác.
Nếu bé yêu của bạn bị viêm da hoặc bị chàm thì bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và kê thuốc an chính xác.
Có nhiều yếu tố khiến bé yêu của bạn bị bùng phát các nốt mẩn ngứa, nốt mẩn đỏ. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Bé sốt hoặc nóng do thời tiết
- Các yếu tố môi trường (ví dụ độ ẩm, bụi, côn trùng)
- Mồ hôi tích tụ ở các khớp và nếp gấp của bé (trên cánh tay và lưng đầu gối) gây kích ứng da
- Nước bọt, dãi quanh vùng miệng của bé
- Khi trẻ căng thẳng (thường xảy ra ở trẻ em đang đi học, đặc biệt là trong các kỳ thi) hoặc khi trẻ sợ hãi
- Chế độ ăn uống hoặc trẻ bị dị ứng thực phẩm
Nếu trẻ bị phát ban, bạn cần giữ cho cơ thể trẻ luôn khô thoáng, môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát. Bạn cũng nên cho trẻ mặc những bộ quần áo cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Đừng quên lau nước bọt, dãi và mồ hôi của trẻ thường xuyên, bởi những chất này khiến da trẻ bị kích ứng.
Tắm hàng ngày cho trẻ bằng sữa tắm gội thảo dược trẻ em Ongbi để làm sạch và phòng ngừa các bệnh ngoài da.
Cứt trâu là bệnh viêm da tiết bã nhờn, rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ nghiên cứu thấy rằng yếu tố góp phần gây bệnh có thể do các hormone được truyền từ mẹ sang bé trước khi sinh. Những hormone này có thể làm tăng lượng dầu được tiết ra.
Một yếu tố khác gây ra viêm da tiết bã có thể là do nấm men malassezia kết hợp với vi khuẩn cùng phát triển
Bạn có thể thoa dầu khoáng hoặc dầu trẻ em lên da đầu của trẻ mỗi đêm. Để qua đêm và gội sạch vào sáng hôm sau. Sử dụng cách này hàng ngày trong 2 tuần và dầu sẽ giúp làm mềm lớp vỏ. Khi da đầu bé tốt hơn, có thể áp dụng thói quen này mỗi tuần một lần để duy trì sức khỏe da đầu.
Có. Các loại vật liệu tiếp với da của bé sẽ có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng đến bệnh chàm của bé.
Bạn nên lựa chọn quần áo 100% Cotton cho bé vì nó mềm mại và có khả năng hút ẩm và mồ hôi. Cố gắng tránh các vật liệu tổng hợp có thể mài mòn da nhạy cảm.
Có. Sữa tắm thảo dược Ongbi dịu nhẹ, lành tính, an toàn cho làn da bé. Không những có khả năng làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, sữa tắm thảo dược Ongbi còn góp phần ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trên da, duy trì độ ẩm tự nhiên trên da bé. Đồng thời làm dịu da bé khi bị rôm sảy, mẩn ngứa, hăm tã, mụn nhọt…
Sau khi tắm trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể bôi một ít kem dưỡng da dịu nhẹ lên bé. Sử dụng chuyên cần nếu da bé bị khô, kích ứng hoặc chàm.
Có thể sử dụng phấn rôm dạng bột. nhưng tránh sử dụng lên vùng gần mặt bé. Tránh tình trạng bé bị khó chịu về hô hấp, bột rơi vào cuống họng…
Mẹ nên lựa chon các loại sữa tắm gội thảo dược an toàn lành tính cho bé. Khi đã lựa chọn được sản phẩm phù hợp với bé, không nhất thiết phải thay đổi sản phẩm hàng tháng.
Sau khi tắm, vì các mạch máu ngoại biên sẽ giãn ra nên việc cung cấp máu trong cơ thể của trẻ bị giảm. Nếu cho trẻ ăn ngay khi tắm, máu sẽ phải chuyển đến đường tiêu hóa để hỗ trợ cho việc tiêu hóa. Điều này sẽ làm nhiệt độ cơ thể giảm, bé sẽ cảm thấy lạnh. Vì thế phụ huynh không nên cho trẻ ăn ngay sau khi tắm mà có thể cho con uống một chút nước ấm.
Tuy nhiên, bố mẹ không nên tắm cho bé sơ sinh khi bé đang đói, gắt gỏng hoặc có vấn đề về tiêu hóa
Tạo lập một thời gian biểu cố định sẽ giúp cơ thể bé quen và không có những phản ứng quấy phá.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Mẹ rửa chân bé đầu tiên, sau đó tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn to trên ngực bé và thường xuyên dội nhẹ nước ấm lên trên.
Thời gian tắm cho bé không kéo dài quá 2 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu. Chỉ cần tắm cho bé vào mùa đông 2 – 3 lần/tuần.
Trẻ sơ sinh đầy 3 ngày tuổi, nếu như không gặp vấn đề bất thường gì, sinh đủ tháng đủ ngày, thì cha mẹ đã có thể tập cho con quen dần với ánh nắng mặt trời phơi nắng sáng khoảng 15 phút.
Nếu cẩn thận, có thể đợi con ổn định, khoảng tầm 7-10 ngày sau sinh, mẹ có thể bắt đầu cho con tắm nắng.
Việc tắm cho bé sơ sinh đúng cách ngay từ nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể bé sau này. Nên các mẹ hãy đặc biệt để tâm và áp dụng đúng cách tắm cho trẻ sơ sinh.
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Chúng tôi sẽ gắng phản hồi thông tin của các bạn một cách nhanh chóng